Chương trình đào tạo Cao đẳng nghề Nuôi trồng Thủy sản (Đã sửa 2019)

2019.09.16 - 4905 lượt xem

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành kèm theo Quyết định  số           /QĐ-CĐKTKTTS-ĐT ngày    tháng   năm 2019 của Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản)

Tên ngành, nghề: Nuôi trồng thủy sản (Aquaculture)

Mã ngành, nghề: 6620303

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Hình thức đào tạo: Tổ chức đào tạo theo tín chỉ

Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

Thời gian đào tạo: 2,5 năm

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Đào tạo cử nhân nuôi trồng thủy sản có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp có sức khỏe, hiểu biết kiến thức chuyên môn, có kỹ năng thực hành về nuôi trồng thủy sản đồng thời có khả năng tự học tập, nghiên cứu phát huy cao độ trí tuệ, năng lực có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng số, kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp. Tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực thủy sản

1.2. Mục tiêu cụ thể:

1.2.1. Về kiến thức

(1) Hiểu biết được chủ trương đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước;

(2) Nêu và phân tích được vai trò, đặc điểm nhận dạng một số thủy sinh vật trong thủy vực và phân tích được ứng dụng của vi sinh vật trong nuôi trồng thủy sản;

          (4) Mô tả được phương pháp xác định và quản lý một số chỉ tiêu môi trường; phân tích, đánh giá biện pháp quản lý một số yếu tố môi trường trong nuôi trồng thủy sản;

          (5) Trình bày được đặc điểm sinh học và phân tích được quy trình công nghệ sản xuất giống, nuôi thương phẩm một số đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế; phân tích được kỹ thuật vận chuyển động vật thủy sản sống.

          (6) Phân tích được biện pháp phòng bệnh tổng hợp, phương pháp chẩn đoán và trị một số bệnh thường gặp ở động vật thủy sản;

          (7) Trình bày và phân tích được nguyên tắc chuẩn bị và sử dụng thức ăn; sử dụng các loại chế phẩm sinh học; thuốc, hóa chất; thiết bị, dụng cụ trong phòng thí nghiệm và các trang thiết bị chuyên dùng trong nuôi trồng thủy sản;

          (8) Trình bày được biện pháp đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động trong nuôi trồng thủy sản;

          (9) Có kiến thức tiếng Anh bậc 2/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; có kiến thức cơ bản về tiếng Anh chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản;

          (10) Có kiến thức tin học đạt trình độ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản.

1.2.2.Về kỹ năng

(1) Thực hiện đúng chủ trương đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước;

(2) Nhận dạng được một số loài động vật thủy sản nuôi, một số thủy sinh vật trong thủy vực và ứng dụng được vi sinh vật trong nuôi trồng thủy sản;

          (3) Xác định và quản lý được một số yếu tố môi trường trong nuôi trồng thủy sản;

          (4) Thực hiện thành thạo và giải thích được quy trình công nghệ sản xuất giống, nuôi thương phẩm một số đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế và thực hiện công việc vận chuyển động vật thuỷ sản sống đảm bảo an toàn, hiệu quả;

          (5) Áp dụng được biện pháp phòng bệnh tổng hợp; chẩn đoán và trị được một số bệnh thường gặp ở động vật thủy sản nuôi;

          (6) Chuẩn bị và sử dụng được thức ăn; sử dụng được một số loại chế phẩm sinh học, thuốc, hóa chất, thiết bị, dụng cụ và các trang thiết bị chuyên dùng trong nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn và hiệu quả;

(7) Vận hành, quản lý được tình hình sản xuất kinh doanh ở các cơ sở nuôi trồng thủy sản quy mô vừa và nhỏ;

          (8) Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong nuôi trồng thủy sản và bơi thành thạo;

          (9) Có năng lực tiếng Anh bậc 2/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; đọc hiểu tài liệu tiếng Anh chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản;

          (10) Có kỹ năng tin học đạt trình độ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản.

1.2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

(1) Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

(2) Chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

(4) Hướng dẫn, giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ xác định;

(5) Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

(6) Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc tập thể;

(7) Có ý thức bảo vệ môi trường, xử lý chất thải, nước thải trước khi xả ra môi trường xung quanh;

(8) Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các biện pháp bảo hộ, an toàn lao động và giữ vệ sinh chung nơi làm việc.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

        Sau khi tốt nghiệp cao đẳng ngành Nuôi trồng thuỷ sản, người học có thể đảm nhận được các vị trí việc làm tại các cơ sở sau:

          (1) Quản lý, sản xuất tại trại sản xuất giống, trang trại nuôi thủy sản;

          (2) Sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất thức ăn thuỷ sản;

          (3) Tư vấn kỹ thuật, kinh doanh, dịch vụ tại cửa hàng thú y - thuỷ sản;

          (4) Quản lý, chuyên viên tại các cơ quan quản lý nhà nước các cấp về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

          - Số lượng môn học, mô đun: 26

          - Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 80 tín chỉ

          - Khối lượng các môn học chung: 20 tín chỉ

          - Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 60 tín chỉ

          - Khối lượng lý thuyết: 470 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1675 giờ

          - Thời gian khóa học: 2,5 năm

3.Nội dung chương trình:

Mã MH/

Tên môn học, mô đun

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận

Thi/
Kiểm
tra

I

Các môn học chung

20

435

157

255

23

MH 01

Chính trị

4

75

41

29

5

MH 02

Pháp luật

2

30

18

10

2

MH 03

Giáo dục thể chất

2

60

5

51

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng và an ninh

4

75

36

35

4

MH 05

Tin học

3

75

15

58

2

MH 06

Ngoại ngữ

5

120

42

72

6

II

Các môn học, mô đun chuyên môn

60

1710

313

1354

43

II.1

Môn học mô đun, cơ sở

14

300

119

174

7

MH07

Phân tích chất lượng nước

2

45

15

29

1

MĐ08

Thủy sinh vật

2

45

15

29

1

MĐ09

Phân loại động vật thủy sản

2

45

15

29

1

MH10

Ứng dụng vi sinh trong NTTS

2

45

15

29

1

MH11

Sinh lý động vật thủy sản

2

45

15

29

1

MH12

An toàn và vệ sinh lao động trong NTTS

2

30

29

0

1

MH13

Tiếng Anh chuyên ngành

2

45

15

29

1

II.2

Môn học, mô đun chuyên môn

46

1410

194

1180

36

MĐ14

Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản

3

75

15

58

2

MĐ15

Sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản

2

45

15

29

1

MĐ16

Sản xuất giống cá nước ngọt

3

75

15

58

2

MĐ17

Nuôi cá và đặc sản nước ngọt

3

75

15

58

2

MĐ18

Sản xuất giống và nuôi giáp xác

3

75

15

58

2

MĐ19

Sản xuất giống và nuôi cá biển

3

75

15

58

2

MĐ20

Sản xuất giống & nuôi động vật thân mềm

3

75

15

58

2

MĐ21

Phòng và trị bệnh động vật thuỷ sản

4

90

30

57

3

MĐ22

Sản xuất giống và nuôi cá cảnh

3

75

15

58

2

MĐ23

Nuôi cá nước lạnh

2

45

15

29

1

MĐ24

Sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

2

30

29

 

1

MĐ25

Thực tập nghề nghiệp

6

270

 

262

8

Thực tập doanh nghiệp

9

405

 

397

8

Tổng cộng

80

2145

470

1609

66

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình

4.1. Các môn học chung bắt buộc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện.

4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

Ngoài thời gian học tập tại trường, cơ sở đào tạo, học sinh thực hành, thực tập tại trung tâm, doanh nghiệp sản xuất, hộ sản xuất về nuôi trồng thủy sản.

Các kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm học sinh được hình thành thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên, bài tập, chuyên đề của các mô đun/ môn học.

4.3. Hướng dẫn tổ chức thi hết môn học, mô đun:

Thời gian tổ chức thi hết môn học, mô đun cần được tổ chức theo kế hoạch chung của Nhà trường, được xác định theo từng năm học, học kỳ được xây dựng cụ thể trong kế hoạch đào tạo mỗi khóa.Thực hiện đảm bảo theo thông tư 09/2017 của Bộ LĐTBXH về tổ chức thực hiện chương trình đào tạo theo hình thức tích lũy mô đun, tín chỉ và qui chế kiểm tra, thi, xét tốt nghiệp.

4.4. Hướng dẫn xét công nhân tốt nghiệp:

- Người học phải học hết chương trình đào tạo trình độ cao đẳng và phải tích lũy đủ số mô đun hoặc tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.

- Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp ngay cho người học.

- Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành theo quy định của nhà trường.

 

HIỆU TRƯỞNG

(Đã kỹ)

 

Bùi Thị Hạnh

 

File: CTK CAO DANG NTTS (Nam 2109).doc Tải về