Chương trình đào tạo Cao đẳng nghề Công nghệ thông tin

2017.05.14 - 6479 lượt xem

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

(Ban hành theo Quyết định số …….…  ngày …..…tháng…..…năm……. của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế, kỹ thuật và Thủy sản)

Tên ngành, nghề: Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm)

Mã ngành, nghề: 6480201

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Hình thức đào tạo: Tổ chức đào tạo theo tín chỉ

Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

Thời gian đào tạo: 3 năm

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

+ Đào tạo cán bộ trình độ cao đẳng ngành Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm) có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt.

+ Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản, cở sở và chuyên ngành thuộc lĩnh vực Tin học đáp ứng một phần cho nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

+ Sau khi ra trường sinh viên có khả năng tự nghiên cứu, học tập và nâng cao trình độ trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Đọc hiểu các tài liệu chuyên môn cần thiết bằng tiếng Anh;

+ Mô tả hiện trạng hệ thống thông tin quản lý của một số loại hình doanh nghiệp;

+ Đánh giá ưu nhược điểm về thực trạng ứng dụng phần mềm của doanh nghiệp;

+ Đề xuất những giải pháp ứng dụng phần mềm cụ thể để mang lại hiệu quả cao trong hoạt động doanh nghiệp;

+ Biết hoạch định và lập kế hoạch triển khai ứng dụng phần mềm;

+ Thiết kế và quản trị cơ sở dữ liệu phục vụ nhu cầu hoạt động của một số loại hình doanh nghiệp;

+ Xây dựng các sản phẩm phần mềm ứng dụng hỗ trợ các hoạt động của một số loại hình doanh nghiệp.

- Kỹ năng:

+ Chỉ huy nhóm kỹ thuật viên tin học;

+ Kèm cặp và hướng dẫn kỹ thuật viên bậc thấp;

+ Kiểm tra và giám sát việc thực hiện công việc của người có trình độ trung cấp nghề;

+ Đọc hiểu các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành bằng tiếng Anh;

+ Cài đặt - bảo trì máy tính;

+ Sử dụng thành thạo máy tính trong công việc văn phòng;

+ Tìm kiếm thông tin trên mạng Internet phục vụ cho chuyên môn và quản lý doanh nghiệp;

+ Phối hợp với các chuyên gia phần mềm để khảo sát, thiết kế hệ thống phần mềm phục vụ hoạt động doanh nghiệp;

+ Tham gia quản lý dự án phát triển phần mềm cho doanh nghiệp;

+ Xử lý các sự cố khi vận hành các phần mềm ứng dụng;

+ Vận hành quy trình an toàn - bảo mật dữ liệu trong hệ thống, sao lưu - phục hồi dữ liệu;

+ Thiết kế và quản trị website phục vụ quảng bá, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

+ Thiết kế, chỉnh sửa ảnh và các chương trình đa phương tiện phục vụ hoạt động doanh nghiệp;

+ Lập kế hoạch kiểm tra - bảo trì - nâng cấp các phần mềm trong hệ thống một cách độc lập.

1.2.2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tươngt Hồ Chí Minh; Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước;

+ Nắm vững quyền và nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển của ngành Công nghệ thông tin Việt Nam;

+ Có hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam;

+ Hiểu biết về lịch sử phát triển, tầm quan trọng của ngành Công nghệ thông tin trên thế giới và tại Việt Nam;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

+ Yêu nghề, có kiến thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp, có lối sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hoá dân tộc;

+ Luôn có ý thức học tập rèn luyện để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của công việc.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Đủ sức khoẻ theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế;

+ Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất;

+ Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

1.2.3. Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu ứng dụng phần mềm tin học trong các hoạt động quản lý, nghiệp vụ kinh doanh sản xuất. Cụ thể:

+ Chuyên viên tư vấn và chuyển giao phần mềm ứng dụng;

+ Chuyên viên thiết kế phần mềm ứng dụng;

+ Chuyên viên quản trị hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu;

+ Chuyên viên bảo trì hệ thống máy tính;

+ Chuyên viên thiết kế và quản trị website;

+ Chuyên viên an toàn - bảo mật thông tin;

+ Chuyên viên thiết kế đa phương tiện.

 Sinh viên cũng làm việc được trong các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phần mềm tin học như: chuyên viên phân tích và thiết kế hệ thống, lập trình viên phần mềm ứng dụng, chuyên viên thiết kế web, chuyên viên kiểm thử phần mềm.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

          - Số lượng môn học mô đun: 25

          - Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 1500 giờ

          - Khối lượng các môn học chung / đại cương: 450 giờ

          - Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1050 giờ

          - Khối lượng lý thuyết: 540 giờ; Thực hành, thực tập, TN: 960 giờ

3. Nội dung chương trình:

Mã MH/

MĐ/HP

Tên môn học. mô đun

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

 

Tổng số

Trong đó

 

Lý thuyết

Thực hành/bài tập/ thí nghiệm/ bài tập/thảo luận

Kiểm tra

 
 

I

Các môn học chung/đại cương

21

450

199

222

29

 

MH01

Chính trị

5

90

60

24

6

 

MH02

Pháp luật

2

30

22

6

2

 

MH03

Giáo dục thể chất

2

60

4

52

4

 

MH04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

3

75

36

36

3

 

MH05

Tin học

3

75

17

54

4

 

MH06

Ngoại ngữ

6

120

60

50

10

 

II

Các môn học. Mô đun chuyên môn ngành, nghề

69

2040

341

1635

64

 

II.1

Môn học, mô đun cơ sở

18

390

140

222

28

 

MĐ 07

Tin học văn phòng

2

45

14

27

4

 

MH 08

Cấu trúc máy tính

3

60

28

28

4

 

MH 09

Mạng máy tính

3

60

28

28

4

 

MH 10

Lập trình cơ bản

2

45

14

27

4

 

MH 11

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

3

75

14

57

4

 

MH 12

Cơ sở dữ liệu

3

60

28

28

4

 

MĐ 13

Tiếng Anh chuyên ngành

2

45

14

27

4

 

II.2

Môn học. Mô đun chuyên môn ngành, nghề

43

1470

145

1297

28

 

MĐ 14

Lắp ráp và cài đặt máy tính

3

75

15

56

4

 

MĐ 15

Sửa chữa và bảo trì máy tính

3

75

15

56

4

 

MĐ 16

Quản trị mạng

3

60

28

28

4

 

MĐ 17

Quản trị cơ sở dữ liệu với SQL Server

3

60

28

28

4

 

MĐ 18

Thiết kế và quản trị website

3

75

15

56

4

 

MĐ 19

Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin

3

60

29

27

4

 

MĐ 20

Đồ họa ứng dụng

3

75

15

56

4

 

MĐ 21

Thực tập rèn nghề

8

360

 

360

 

 

MĐ 22

Thực tập tốt nghiệp

10

450

 

450

 

 

MĐ 23

Thi tốt nghiệp

4

180

 

180

 

 

II.3

Môn học, mô đun tự chọn (Chọn 2 môn học)

8

180

56

116

8

 

MĐ 24

Xây dựng website thương mai

4

90

28

58

4

 

MĐ 25

Lập trình Windows (VB.NET), Lập trình HĐT

4

90

28

58

4

 

MĐ 26

Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng

4

90

28

58

4

 

MĐ 27

Thiết kế đa phương tiện

4

90

28

58

4

 

MĐ 28

Bảng tính điện tử excel nâng cao

4

90

28

58

4

 

MĐ 29

Xử lý ảnh với Corel Draw

4

90

28

58

4

 

Tổng cộng

90

2490

540

1857

93

 

 

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình

4.1 Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

Năm học

Thời gian thực học

Thời gian thi học kỳ

Thời gian thực tập rèn nghề

Thời gian thực tập tốt nghiệp

Thời gian thi tốt nghiệp

Thời gian nghỉ hè, lễ tết

Thời gian chuẩn kết và dự phòng

Tổng quỹ thời gian

I

37

6

 

 

 

8

1

52

II

29

6

8

 

 

8

1

52

III

23

4

 

12

4

8

1

52

 

89

16

8

 

 

24

3

156

 

 

4.2. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:

          Thời gian kiểm tra hết môn học, mô đun cần được xác định và có hướng dẫn cụ thể theo từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo.

4.3. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhân tốt nghiệp:

          - Đối với đạo tạo theo niên chế:

          + Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.

          + Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: môn Chính trị; Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp; Thực hành nghề nghiệp.

          + Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy trình liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành (đối với trình độ cao đẳng) theo quy định của trường.

          - Đối với đào tạo theo tích lũy mô đun hoặc tích lũy theo tin chỉ:

          + Người học phải học hết chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng theo từng ngành, nghề, và phải tích lũy đủ số mô đun hoặc tín chỉ theo quy đinh trong chương trình đào tạo.

          + Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp ngay cho người học hoặc phải làm chuyên đề, khóa luận làm điều kiện xét tốt nghiệp.

          + Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành (đối với trình độ cao đẳng) theo quy định của Nhà trường.

4.4. Các chú ý khác (nếu có)