ẢNH HƯỞNG MẬT ĐỘ LÊN SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁ SỦ ĐẤT (Protonibea diacanthus Lacépède 1802) NUÔI THƯƠNG PHẨM TRONG LỒNG

2024.07.01 - 411 lượt xem

Nghiên cứu thử nghiệm đánh giá ảnh hưởng của các mật độ nuôi từ 5-9 con/m3 lên tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả kinh tế của cá sủ đất (Protonibea diacanthus) nuôi trong lồng trên biển tại tỉnh Quảng Ninh. Cá có chiều dài ban đầu từ 16-18 cm, khối lượng trung bình là 82,0 ± 0,3g/con. Cá được nuôi trong các lồng có kích thước 3 x 3 x 4 m. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức tương ứng với 3 mật độ nuôi: 5; 7 và 9 con/m3, các nghiệm thức được bố trí lặp lại 3 lần. Cá được cho ăn thức ăn viên công nghiệp chìm với hàm lượng đạm từ 45-48%. Định kỳ hàng tuần thu mẫu nước để đo nhiệt độ, DO, độ mặn, pH. Định kỳ 30 ngày/lần kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá. Các chi phí cho nuôi cá được ghi nhận để tính hiệu quả kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố môi trường thích hợp với sự tăng trưởng và phát triển của cá sủ đất. Sau 18 tháng nuôi, cá sủ đất được nuôi ở mật độ 5 con/m3 có chiều dài và khối lượng cao hơn mật độ nuôi 7 và 9 con/m3 (P<0,05).  Tuy nhiên, ở mật độ 7 con/m3 cho năng suất và tỷ lệ lợi nhuận cao hơn 2 mật độ còn lại. Ở mật độ nuôi 7 con/m3, cỡ cá đạt 3.545,96 ± 125,26 kg/con, tỷ lệ sống là 75,2%, năng suất trung bình đạt 18,6 kg/m3, FCR là 2,2 và tỷ lệ lợi nhuận là 29%. Không có sự khác nhau rõ rệt về các chỉ số tỷ lệ sống và FCR ở 3 nghiệm thức. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học quan trọng cho việc xây dựng qui trình nuôi thương phẩm cá sủ đất trong lồng.

File: Bai ca su dat.pdf Tải về

Tin khác